Trích dẫn Tôi_có_một_giấc_mơ

Tôi hạnh phúc được đứng cùng các bạn hôm nay, giữa sự kiện sẽ đi vào lịch sử như cuộc tuần hành vì tự do vĩ đại nhất mà đất nước chúng ta từng chứng kiến. Một trăm năm trước, một người Mỹ vĩ đại, người mà vinh dự cho chúng ta hôm nay được đứng dưới bóng tượng đài của ông, đã ký Tuyên ngôn giải phóng nô lệ. Văn bản trọng đại này đến như ngọn hải đăng hy vọng soi đường cho hàng triệu nô lệ da màu đang chìm trong ngọn lửa bất công. Nó đến như bình minh xua tan đêm dài họ sống trong tù ngục. Nhưng một trăm năm sau, người da màu vẫn chưa được tự do. Một trăm năm sau, cuộc sống của người da màu buồn thay vẫn bị kìm hãm trong gông cùm của kỳ thị và xiềng xích của phân biệt chủng tộc. Một trăm năm sau, người da màu vẫn cô độc trên hòn đảo của đói nghèo ngay giữa đại dương của phồn thịnh vật chất. Một trăm năm sau, họ vẫn héo mòn bên rìa của xã hội Mỹ, tự thấy mình như những kẻ tha hương ngay trên quê hương mình. Và chúng ta đến đây hôm nay để nhắc nhở đất nước về nỗi xót xa này.

Theo một nghĩa nào đó chúng ta hôm nay đến đây thủ đô của đất nước để đòi một món nợ. Khi những kiến trúc sư của nền Cộng hòa viết những lời của Hiến pháp và Tuyên ngôn độc lập, họ đang hứa một lời hứa với tất cả những thế hệ thừa kế nước Mỹ. Nó nói rằng tất cả mọi người, vâng người da đen cũng như người da trắng, sẽ được đảm bảo những quyền không thể chối bỏ được “Sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc.” Cho tới hôm nay rõ ràng nước Mỹ đã thất hứa. Thay vì tôn trọng những điều thiêng liêng ấy, nước Mỹ đã cho người da màu một đời sống nghèo đói và đầy kỳ thị kéo dài hàng thế kỷ.Nhưng chúng ta từ chối tin rằng lý tưởng công lý đã sụp đổ. Chúng ta từ chối tin rằng không có chỗ cho người da màu giữa vô vàn cơ hội trên đất nước này. Chúng ta đến để đòi lại món nợ, món nợ mà nhân danh tự do và công lý phải được hoàn trả về với chúng ta.Chúng ta cũng đển đây, tới nơi linh thiêng này để nhắc nhở nước Mỹ, rằng đây là một thời điểm rất cấp bách. Không có thời gian cho những thứ màu mè, những ảo tưởng nhằm xoa dịu tạm thời sự bất công. Giờ là lúc thực hiện lời hứa của nền dân chủ. Giờ là lúc chúng ta trỗi dậy từ bóng tối và thung lũng cô độc của sự phân biệt chủng tộc để đến với ánh sáng của con đường công lý. Giờ là lúc đưa đất nước vượt ra khỏi vũng lầy của bất công để cùng nhau sống trong tình anh em.Giờ là lúc đưa đưa công lý trở thành hiện thực cho toàn thể những đứa con của Chúa. Sẽ rất khó khăn cho đất nước chúng ta để nhìn thẳng vào sự thật đau đớn này. Mùa hè sôi sục những bất bình chính đáng của người da màu sẽ không dễ dàng qua đi đến khi có một mùa thu của tự do và công bằng 1963 được lịch sử ghi nhớ không phải là kết thúc mà là một sự khởi đầu. Những người nghĩ rằng cuộc đấu tranh của người da màu rồi sẽ sớm lắng xuống và chúng ta sẽ bằng lòng với hiện tại sẽ phải thức tỉnh nếu đất nước này lờ đi những bất công.Sẽ không có nghỉ ngơi hay yên bình cho nước Mỹ chừng nào người da màu chưa được công nhận quyền công dân của họ. Cơn bão của cuộc cách mạng sẽ tiếp tục làm rung chuyển nền móng của đất nước cho đến ngày công lý soi sáng chúng ta.Và có những lời này tôi phải nói với các bạn, những người chờ đợi mòn mỏi bên ngưỡng của lâu đài công lý. Trên hành trình đấu tranh để giành quyền lợi chính đáng, chúng ta không thể cho phép bản thân làm những điều sai trái. Đừng để chúng ta phải tìm kiếm sự thỏa mãn cơn khát tự do bằng cách uống nước từ chiếc cốc của cay đắng và hận thù.Chúng ta phải luôn luôn hướng cuộc đấu tranh tới những giá trị đạo đức cao đẹp và kỷ luật. Chúng ta không thể cho phép cuộc biểu tình này tàn lụi thành bạo lực mù quáng. Một lần nữa chúng ta tiến tới tầm cao vời vợi của sự giao hòa giữa hành động thực tế và giá trị tinh thần. Không thể để tinh thần chiếu đấu phi thường của cộng đồng người da màu dẫn dắt chúng tới thù hận với tất cả người da trắng, với những người anh em da trắng hiện diện cùng chúng ta hôm nay, họ đã đến đây để nhận ra rằng định mệnh của họ luôn luôn gắn chặt với định mệnh của chúng ta.Họ đã đến để nhận ra rằng tự do của họ không thể tách rời khỏi tự do của chúng ta. Vì vậy chúng ta không cô độc. Và trên mỗi bước đường tiến tới chúng ta phải luôn giữ niềm tin vào hành trình vì tự do phía trước. Không thể lùi bước không thể nhượng bộ. Vài người hỏi câu hỏi này với những tín đồ của tự do đang chiến đấu vì quyền công dân rằng “khi nào các người mới thỏa mãn?”. Chúng ta sẽ không thỏa mãn, chúng ta sẽ không bao giờ thỏa mãn chừng nào người da màu vẫn còn là nạn nhân của sự im lặng đáng sợ và nền chính trị bất công.Chúng ta sẽ không thỏa mãn chừng nào sau những chuyến đi dài mệt mỏi chúng ta không thể kiếm được một nơi nghỉ chân trong nhà nghỉ trên đường cao tốc hay khách sạn của thành phố.Chúng ta sẽ không thỏa mãn chừng nào những yêu cầu người da màu, cơ bản chỉ được đáp lại bằng việc được chuyển từ một khu ổ chuột chật hẹp sang một khu ổ chuột lớn hơn. Chúng ta sẽ không thỏa mãn chừng nào những đứa con của chúng ta còn bị kỳ thị khi trưởng thành và bị tước đi lòng tự trọng bởi những thứ bắt đầu bằng những từ như “For white only”.Chúng ta không thỏa mãn chừng nào người da màu ở Mississippi không có quyền bầu cử và người da màu ở New York thấy rằng họ chẳng thể bầu cho ai cả.Không, không, chúng ta không thỏa mãn và chúng ta sẽ không thỏa mãn chừng nào công lý tuôn đến như nước lũ và sự công bằng chảy ào ạt như dòng suối vĩ đại.Không phải tôi không thấy rằng vài người trong các bạn đến đây đã trải qua những thử thách khó khăn và vô vàn sự đau khổ. Vài người trong các bạn mới chỉ thoát khỏi sự cầm tù trong những xà lim chật hẹp. Vài người khác đến từ những nơi mà nỗ lực tìm kiếm tự do chỉ được đáp lại bằng sự giày vò trong cơn bão của sự ngược đãi đi cùng với nền chính trị tàn bạo. Khiến các bạn trở thành những con người bất hạnh nhất trong đất nước này.Hãy luôn tin rằng những nỗi bất hạnh không đáng có của chúng ta sẽ phải được xoa dịu. Trở lại Mississippi, trở lại Alabama, trở lại South Carolina, trở lại Georgia, trở lại Louisiana, trở lại những khu ổ chuột của chúng ta ở những thành phố miền bắc, chúng ta có thể tin rằng những bất công này có thể và rồi sẽ thay đổi. Để chúng ta khỏi trầm mình trong thung lũng của sự tuyệt vọng.Tôi nói với mọi người hôm nay, các bạn, sự thật rằng dù có bao nhiêu khó khăn chúng ta sẽ phải đối mặt hôm nay và sau này, tôi vẫn có vững tin vào một giấc mơ. Nó là giấc mơ của nhưng bậc tiền nhân đã đặt nền móng cho nước Mỹ. Rằng ngày nào đó đất nước chúng ta sẽ trỗi dậy, đế sống với ý nghĩa đích thực của chính nó: “Chúng ta tin vào sự thật hiển nhiên rằng tất cả con người đều bình đẳng.”Tôi có một giấc mơ rằng ngày nào đó trên ngọn đồi đỏ ở Georgia những đứa con của những người từng sống trong kiếp nô lệ và những đứa con của cựu chủ nô có thể cùng nhau ngồi xuống bên chiếc bàn của tình anh em. Tôi có một giấc mơ rằng ngày nào đó thậm chí ở Mississippi, nơi ngột ngạt với sức nóng của sự bất công sẽ được biến thành một ốc đảo của tự do và công lý.Tôi có một giấc mơ rằng bốn đứa con nhỏ của mình ngày nào đó sẽ được sống trong một đất nước nơi mà chúng sẽ không bị phán xét bởi màu da mà bởi giá trị bên trong của chúng. Tôi có một giấc mơ … giấc mơ rằng ngày nào đó ở Alabama, nơi có đầy rẫy những sự kỳ thị hằn học, sẽ có một vị thống đốc đứng lên để nói về sự hòa giải, để một ngày những đứa trẻ da màu có thể lớn lên cùng những đứa trẻ da trắng như những người anh em.Tôi có một giấc mơ hôm nay … giấc mơ rằng ngày nào đó những thung lũng sẽ được nâng lên, những ngọn núi sẽ thấp xuống. Những nơi gồ ghề sẽ được làm cho bằng phẳng, những nơi ngoằn ngoèo rồi sẽ thẳng lại. Và ánh sáng của Chúa sẽ chiếu rọi, cùng nhau tất cả tạo vật sống có thể được sống trong thế giới đó. Đó là hy vọng của tất cả chúng ta. Nó là niềm tin mà tôi mang theo sẽ mang theo trên chuyến hành trình trở về miền Nam. Niềm tin rằng chúng ta sẽ có thể đập tan ngọn núi tuyệt vọng thành những viên đá của hi vọng. Tin rằng chúng ta có thể biến đổi những tiếng chuông inh ỏi của sự bất hòa thành bản nhạc của tình anh em. Tin rằng chúng ta có thể làm việc cùng nhau, cùng cầu nguyện, cùng chiến đấu, cùng ngã xuống rồi cùng đứng dậy vì tự do … cùng nhau, để rồi ngày nào đó tất cả chúng ta rồi sẽ thật sự sẽ có tự do.Ngày đó sẽ là ngày mà tất cả những đứa con của chúa có thể cùng nhau bài hát này nhưng với một ý nghĩa mới “My country, ‘tis of thee, sweet land of liberty, of thee I sing. Land where my fathers died, land of the pilgrim’s pride, from every mountain side, let freedom ring.” Và nếu nước Mỹ thật sự là một đất nước vĩ đại, thì đó là điều sẽ trở thành sự thật. Vậy hãy để tự do vang vọng trên những đỉnh đồi của New Hampshire. Hãy để tự do vang vọng trên ngọn núi cao nhất của New York. Hãy để tự do vang vọng trên đỉnh Rockies của Colorado. Hãy để tự do vang vọng trên những sườn dốc của Canifornia. Nhưng không chỉ thế. Hãy để tự do vang vọng trên Stone Mountain của Georgia. Hãy để tự do vang vọng trên Lookout Mountain của Tennesssee. Và hãy để tự do vang vọng trên mỗi ngọn đồi và gò đất của Mississippi, từ những sườn núi. Để tự do vang lên tiếng vọng của nó.Khi chúng ta tự do, khi tự do đến với mỗi thành phố và mỗi làng quê, từ mọi bang cho đến mọi đô thị, chung ta sẽ sớm có ngày, ngày mà tất cả những đứa con của thiên chúa, da trắng và da màu, do thái hay cơ đốc, tin lành hay công giáo, sẽ có thể cầm tay nhau cùng hát bài thánh ca xưa cũ “Free at last, Free at last, Great God a-mighty, We are free at last.”

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tôi_có_một_giấc_mơ http://www.absolutemichigan.com/dig/michigan/detro... http://www.americanheritage.com/articles/magazine/... http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0308/22/se.... http://www.historytoday.com/brian-ward/recording-d... http://www.negrospirituals.com/news-song/free_at_l... http://jbs.sagepub.com/content/18/3/337 http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/artic... http://www.auctr.edu/mlkcollection/faq.asp http://mlk-kpp01.stanford.edu/primarydocuments/Vol... http://mlkkpp01.stanford.edu/index.php/encyclopedi...